TP.HCM nghiên cứu quy hoạch trung tâm hướng Tây Bắc

11/11/2020

TP.HCM nghiên cứu quy hoạch trung tâm hướng Tây Bắc

Quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi và một phần Bình Chánh có địa hình, kết nối giao thông tốt... là những thuận lợi để thành phố nghiên cứu quy hoạch trung tâm.

Những yếu tố này được ông Nguyễn Thanh Toàn (Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM) chỉ ra trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025, chiều 30/10.

 

Các hướng phát triển (màu vàng) của TP HCM. Đồ hoạ: Nguyễn Tâm.

Đồ án thực hiện theo Quyết định số 24 của Thủ tướng phê duyệt năm 2010, phát triển TP HCM về 4 hướng. Lúc đó, hướng Tây Bắc (gồm quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và một phần huyện Bình Chánh) là một trong hai hướng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quy hoạch, hội thảo lấy ý kiến, các chuyên gia nhận thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong đó, TP HCM có địa hình cao từ Tây Bắc (huyện Củ Chi), dốc dần về hướng Nam (huyện Nhà Bè).

"Qua thời gian phát triển, thành phố có yếu điểm về mặt thoát nước, vì thế không nên đầu tư nhiều, bêtông hóa khu vực phía Nam. Mặt khác, kết nối giao thông ở khu vực này cũng chưa hoàn chỉnh", ông Toàn nói.

Trong khi đó, hướng Tây Bắc thành phố có địa chất, thổ nhưỡng tốt. Khi có tác động của biến đổi khí hậu sẽ ít bị ảnh hưởng. Điều này được một số nhà nghiên cứu xã hội học và chuyên gia cho rằng, trong điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố sắp tới, nên đặt hướng phát triển về phía Tây Bắc.

Thành phố cũng có khu đô thị rộng 6.000 ha, quy hoạch 10 năm nay ở khu Tây Bắc nhưng chưa triển khai để phát triển theo quy hoạch do kết nối giao thông kém. Nhưng hiện khu vực này có nhiều dự án mà Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền thành phố đặt vấn đề nghiên cứu, phát triển, bằng việc đầu tư hạng mục dự án giao thông. Cụ thể như: trục Vành đai 3, Vành đai 4, mở rộng quốc lộ 22 và mới đây nhất là dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài dự kiến hoàn thành năm 2025.

"Đây là lý do trong điều chỉnh quy hoạch chung sắp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu phát triển về hướng này. Đặc biệt là quỹ đất ở Tây Tây Bắc thuận lợi cho giải phóng mặt bằng vì dân cư còn thưa thớt, ít công trình kiến trúc", ông Toàn nói.

 

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM. Ảnh: Hà An.

Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cũng cho rằng, nếu nói thành phố chỉ nghiên cứu phát triển hướng về phía Tây Bắc là không đầy đủ. Quyết định 24 về đồ án quy hoạch chung đến năm 2025 còn nghiên cứu, phát triển các không gian, phạm vi địa giới hành chính khác như khu Đông, khu Nam, khu Tây... gắn với quy hoạch xây dựng vùng.

"Chúng tôi dựa trên cơ sở đánh giá, rà soát quy hoạch của đồ án cũ, chụp hình hiện trạng cũng như trước đây đã làm được gì, cái gì cần điều chỉnh", ông Toàn cho biết.

Hồi tháng 2, Thủ tướng chấp thuận cho TP HCM điều chỉnh quy hoạch chung nhằm đáp ứng với cơ sở pháp lý, định hướng quy hoạch vùng đến năm 2030 tầm nhìn 2050; theo yêu cầu định hướng phát triển thích ứng kịp thời với kịch bản biến đổi khí hậu.

Theo đó, TP HCM sẽ đi theo mô hình "đa cực" - tức có nhiều trung tâm. Khu nội đô hiện tại sẽ cải tạo lại và phát triển các không gian ngầm quanh khu vực nhà ga Metro thành các trung tâm thương mại, tiện ích gắn với phương tiện công cộng. Đồng thời, thành phố sẽ phát triển thêm về 4 hướng. Hai hướng chính về phía Đông và Nam; phía Tây Bắc sẽ xây khu đô thị mới...

Theo Vnexpess.net

Đóng góp ý kiến

CAPTCHA code
TRA CỨU THÔNG TIN
  • Bảng giá đất
  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất
  • Chuyên Mục Ngày Thứ Sáu
  • Bài viết liên quan
    • Điểm mới trong Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về giá đất
    • Điểm mới trong Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về giá đất

      23/02/2024

      Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3.4.2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.